Thông tin KH trúng thưởng sẽ được cập nhật từ ngày 22/10 sau khi kết thúc tuần đấu giá đầu tiên và các thông tin về KH trúng thưởng được xác minh.
84121239xxxx
84121660xxxx
012177xxxxx
012873xxxxx
012844xxxxx
012166xxxxx
84122577xxxx
84128724xxxx
84122333xxxx
8490359xxxx
8412026xxxxx
8412235xxxxx
8412177xxxxx
8412235xxxxx
84903xxxxxx
849042xxxxx
8490425xxxx
84126261xxxx
84122274xxxx
8490425xxxx
84121682xxxx
84120575xxxx
84122431xxxx
84122354xxxx
84120489xxxx
84122354xxxx
84121779xxxx
84128724xxxx
84120842xxxx
84122354xxxx
84128904xxxx
84122354xxxx
84128834xxxx
84122354xxxx
84121778xxxx
84122354xxxx
84120487xxxx
84122354xxxx
84121778xxxx
84122354xxxx
*Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu xu thế không tiền mặt ở Đông Nam Á



Chính phủ các nước Đông Nam Á đang nỗ lực tạo ra nền kinh tế không tiền mặt, trong bối cảnh các nước như Việt Nam và Thái Lan đã vượt trên Singapore và Malaysia trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

Việt Nam và Thái Lan đang chứng kiến sự bùng nổ của thanh toán di động khi ngày càng nhiều người sử dụng ví điện tử để trả cho hàng hóa và dịch vụ mà không cần tới bên trung gian như ngân hàng.

Việt Nam đã triển khai thanh toán điện tử từ năm 2008. Chỉ có khoảng 40% trên tổng số 95 triệu người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, phần lớn tập trung ở thành thị, trong khi có tới 120 triệu thuê bao di động, và mạng viễn thông phủ sóng khắp đất nước.

Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông địa phương, bao gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Viettel và FPT đã giới thiệu ví điện tử và khuyến khích người dân hạn chế tiền mặt. Nhưng chỉ cho tới gần đây tình hình mới có nhiều tiến triển.

Mọi thứ đang đi vào quỹ đạo, với số lượng người dân thanh toán trực tuyến tại các cửa hàng ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á, theo báo cáo gần đây của PwC. Tỷ lệ khách hàng Việt Nam thanh toán qua di động tăng từ 37% năm 2018 lên 61% năm 2019.

“Dịch vụ thanh toán di động cũng đang được đón nhận rộng rãi, đặc biệt tại các khu vực mới nổi bỏ qua điện thoại cố định để đi thẳng tới điện thoại di động và điện thoại thông minh”, theo bản báo cáo.

Ứng dụng thanh toán Momo, một trong những ví điện tử phổ biến nhất Việt Nam, mới đạt lượt đăng ký thứ 10 triệu từ khách hàng trong tháng 11, gấp 10 lần so với 2 năm trước. Dịch vụ này cho phép người dùng trả hóa đơn, chuyển tiền hoặc thanh toán tại hơn 100.000 địa chỉ trên khắp đất nước, bao gồm các cửa hàng Circle K và Ministop, 2 chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản.

Momo vẫn tiếp tục gọi vốn để mở rộng. Vào tháng 1, công ty này tổ chức vòng gọi vốn Series C trị giá khoảng 100 triệu USD, với khoản đầu tư lớn nhất thuộc về Warburg Pincus, công ty cổ phần tư nhân toàn cầu. Năm 2016, Momo thu về 28 triệu USD từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity.

Một công ty khởi nghiệp khác trong mảng thanh toán di động, ZaloPay, đã lớn mạnh nhanh chóng từ khi ra mắt năm 2017. Công ty này dựa vào mạng lưới 100 triệu người dùng đăng ký với công ty mẹ VNG, một nền tảng giải trí và truyền thông xã hội trực tuyến. VNG được coi như "kỳ lân" đầu tiên của Việt Nam, tên gọi dành cho các công ty chưa niêm yết có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên.

Ngay cả quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore cũng đặt cược vào thị trường thanh toán di động tại Việt Nam. Họ là nhà tài trợ hàng đầu trong một vòng gọi vốn của VNPay, công ty có trụ sở tại Hà Nội, theo báo cáo công bố đầu tháng này của trang tin Deal Street Asia. Cũng theo báo cáo, vòng gọi vốn này đã thu về “hơn 50 triệu USD”.

Vào tháng 1, Chính phủ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tìm cách khuyến khích việc sử dụng ví điện tử, chẳng hạn như cho phép người dùng chuyển tiền vào ví mà không cần thông qua tài khoản ngân hàng. Chính phủ cũng phê duyệt một dự án thí điểm cho phép chuyển tiền và mua hàng bằng di động với các giao dịch nhỏ.

Thái Lan có tỷ lệ tham gia lớn nhất khu vực với 67%. Dịch vụ ngân hàng di động đang bùng nổ với người dân Thái, phần đông không có thẻ tín dụng hay séc. Tháng 3, 4 ngân hàng lớn nhất nước này - Bangkok Bank, Kasikornbank, Siam Comercial Bank và Krung Thai Bank – đã hạ phí cho chủ tài khoản thực hiện giao dịch trực tuyến hay qua di động tại bất kỳ ngân hàng nào. Một số ngân hàng nhỏ hơn cũng thực hiện tương tự.

Các xu hướng này đều phù hợp với chủ trương phi tiền tệ hóa nền kinh tế tiền mặt của chính phủ Thái Lan. Tăng thanh toán điện tử sẽ tạo ra các theo dõi giao dịch giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các khoản vay ngân hàng. Việc này cũng ngăn chặn hối lộ và các loại hình tham nhũng khác.

Các quốc gia phát triển hơn trong khu vực như Singapore và Malaysia có tỷ lệ người dân tham gia thanh toán di động thấp hơn mặc dù chính phủ đã cố gắng thay đổi thói quen tiêu tiền mặt. Tiền và séc vẫn chiếm tới 40% các giao dịch lại Singapore, do nước này có mạng lưới ATM rộng khắp. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, năm 2017 cứ mỗi 100.000 người lớn lại có trên 65 cây ATM.

Tuy nhiên Chính phủ Singapore sẽ không bỏ cuộc. Năm ngoái họ tuyên bố mục tiêu tiếp tục hạn chế sử dụng tiền mặt và loại bỏ séc vào năm 2025. Năm ngoái, Hiệp hội ngân hàng Singapore cho ra mắt PayNow, một dịch vụ cho phép chủ tài khoản ngân hàng chuyển tiền qua số điện thoại thay vì số tài khoản ngân hàng.

*Cấm sử dụng ví điện tử để rửa tiền, lừa đảo, gian lận



Trong dự thảo mới nhất hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất cấm sử dụng ví điện tử để rửa tiền, lừa đảo, gian lận.

Các hành vi bị cấm gồm: sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; cấm mua, bán, thuê, chuyển nhượng, mở hộ hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh; cấm làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động không được phép.

Tổng hợp nhiều nguồn