Thông tin KH trúng thưởng sẽ được cập nhật từ ngày 22/10 sau khi kết thúc tuần đấu giá đầu tiên và các thông tin về KH trúng thưởng được xác minh.
84121239xxxx
84121660xxxx
012177xxxxx
012873xxxxx
012844xxxxx
012166xxxxx
84122577xxxx
84128724xxxx
84122333xxxx
8490359xxxx
8412026xxxxx
8412235xxxxx
8412177xxxxx
8412235xxxxx
84903xxxxxx
849042xxxxx
8490425xxxx
84126261xxxx
84122274xxxx
8490425xxxx
84121682xxxx
84120575xxxx
84122431xxxx
84122354xxxx
84120489xxxx
84122354xxxx
84121779xxxx
84128724xxxx
84120842xxxx
84122354xxxx
84128904xxxx
84122354xxxx
84128834xxxx
84122354xxxx
84121778xxxx
84122354xxxx
84120487xxxx
84122354xxxx
84121778xxxx
84122354xxxx
*Đề xuất kéo dài thí điểm cho vay vốn với người nhiễm HIV, sau cai nghiện

 

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, thực hiện Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg, từ tháng 7/2016 đến hết tháng 12/2017, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội 15 tỉnh, thành phố thí điểm đã giải ngân cho 504 cá nhân, hộ gia đình vay với tổng số tiền là 12,883 tỷ đồng. Trong đó, số khách hàng vay vốn là hộ gia đình người sau cai nghiện ma túy 246/504 hồ sơ (48,8%), cá nhân, hộ gia đình người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế 153/504 hồ sơ (30,3%); cá nhân, hộ gia đình người nhiễm HIV 84/504 hồ sơ (16,7%); cá nhân, hộ gia đình người bán dâm hoàn lương vay vốn 21/504 (4,2%).

Việc thực hiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp nhóm người nghiện ma túy, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và gia đình, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm. Đến nay, chính sách này đã bước đầu phát huy tác dụng. Cụ thể: Tăng thu nhập hàng tháng của cá nhân, hộ gia đình: Nhiều người trước đây không có việc làm, không có thu nhập, hiện nay, thu nhập trung bình của những người được vay vốn là từ 2 – 5 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ tái nghiện, tái phạm trong nhóm được vay vốn giảm hẳn: Một số tỉnh, thành phố chưa phát hiện người tái nghiện, tái phạm; các tỉnh còn lại, tỷ lệ tái nghiện thấp, tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ tái phạm là 40% trong nhóm được vay, trong khi tỷ lệ tái phạm trong nhóm không được vay là 80%; tại tỉnh Sơn La, phát hiện 2/31 người tái nghiện, chiếm 6,45%.

Sự thành công, ổn định cuộc sống qua việc sử dụng có hiệu quả vốn vay đã làm thay đổi quan điểm của người dân, giảm dần tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm dễ bị tổn thương, là động lực giúp đối tượng khác vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Nhờ đó, việc tiếp cận, tư vấn, giúp đỡ của cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, cán bộ tư vấn, tình nguyện viên ở cấp cơ sở, xã, phường, thôn, bản đối với người nghiện ma túy, người bán dâm, người nhiễm HIV dễ dàng hơn.

Chính sách vay vốn tác động rất tích cực tới các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế; khẳng định đây là chính sách nhân văn của Việt Nam, góp phần phát triển an sinh xã hội bền vững.

Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mặc dù kết quả đạt được bước đầu là rất tích cực, tuy nhiên, do thời gian thực hiện thí điểm còn ngắn, số cá nhân, hộ gia đình vay vốn chưa được nhiều, đặc biệt là nhiều hồ sơ vay chưa đến hạn trả nợ (mới có 77/504 hồ sơ vay ngắn hạn đến kỳ trả vốn và đã được các cá nhân, hộ gia đình hoàn trả đúng quy định và chưa có trường hợp nào để nợ quá thời hạn) nên cần có thêm thời gian thí điểm để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của việc sử dụng vốn vay và tỷ lệ thu hồi vốn nhằm đảm bảo tính khả thi khi triển khai mở rộng trên phạm vi cả nước. Do đó, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg theo hướng kéo dài thời gian thí điểm đến hết năm 2020.

Cụ thể, tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất năm 2019 – 2020 tiếp tục thực hiện thí điểm tại 15 tỉnh, thành phố. Từ năm 2021 triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc. 

*VPBank đạt doanh thu hơn 7.900 tỷ đồng trong quý I



Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 cho thấy sự tăng trưởng của các chỉ số nền tảng. 

Trong đó, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng hợp nhất đạt 6,8%, gấp đôi so với cùng kỳ 2018, gấp ba mức trung bình ngành là 2,28%. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất hơn 7.900 tỷ đồng (tăng 4,3%), lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng.

Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm nhân thọ độc quyền ký kết với VPBank tháng 9/2017, tăng trưởng doanh thu của ngân hàng hợp nhất và ngân hàng riêng lẻ lần lượt là 17,5% và 22,8%.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất và riêng lẻ tăng lần lượt 1,1% và 23,7%. Các chỉ số hiệu quả như tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) quý I lần lượt là 37,4% và 9,2%, đều nằm trong top ngân hàng đứng đầu thị trường.

"Kết quả phản ánh nỗ lực của ngân hàng qua các hoạt động mở rộng thị phần, tăng quản trị rủi ro và duy trì hiệu quả trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì giới hạn tăng trưởng tín dụng thấp để kiểm soát lạm phát", đại diện ngân hàng cho hay.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng riêng lẻ là động lực đóng góp kết quả kinh doanh. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng riêng lẻ là 8%, cao hơn mức 2,8% so cùng kỳ 2018. FE Credit cũng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng với số lượng giải ngân tăng 20%. 

Ngoài ra, so với cùng kỳ năm 2018, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ hợp nhất của VPBank đạt 745 tỷ đồng (tăng 137%), lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 473 tỷ đồng (tăng 80%).

"Tăng trưởng về lãi từ hoạt động dịch vụ chứng minh thành công bước đầu của ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng thu nhập phí, cùng các kết quả số hóa các dịch vụ ngân hàng, góp phần đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng", đại diện VPBank cho hay.

Tuần trước, Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho VPBank áp dụng tiêu chuẩn Basel II theo Thông tư 41. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp cao nhất áp dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Trước đó, VPBank là ngân hàng tư nhân đầu tiên được Brand Finance xếp vào top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu. Giá trị thương hiệu VPBank được định giá 354 triệu đôla Mỹ, tăng hơn 6 lần từ năm 2016, đứng thứ 361 trong tổng số 500 ngân hàng toàn cầu có giá trị cao nhất.

Theo Brand Finance, trong thang xếp hạng từ D tới AAA+, VPBank xếp loại A về chỉ số xếp hạng thương hiệu (brand rating) và được chấm 58,76 điểm về chỉ số sức mạnh thương hiệu (brand strength index), thang điểm từ 0-100.

"Đây được coi là nền tảng để ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững và mở rộng hoạt động kinh doanh trong các quý còn lại, nhằm đạt kế hoạch kinh doanh năm", đại diện VPBank khẳng định. 

Tổng hợp nhiều nguồn